1. Anh ấy nói chuyện 1 cách bất thường
Kẻ nói dối đôi khi được gọi là "người nói nhanh " nhưng ta không thể chỉ dựa vào tốc độ lời nói trong cả 1 đoạn hội thoại để phân định nói dối hay nói thật. Tuy nhiên, nếu ta để ý trong 1 câu, tốc độ nói chuyện của kẻ nói dối sẽ có điều khác biệt. Thông thường, người nói dối sẽ bắt đầu câu chuyện của họ 1 cách chậm rãi vì anh ta đang cố gắng dựng lên câu chuyện bằng những lời nói dối. Nhưng một khi các mảnh ghép trong câu chuyện tưởng tượng của anh ta đã được kết nối, anh ấy sẽ làm mọi cách để truyền đạt nó tới bạn một cách nhanh chóng nhất.
Nhịp điệu cũng như tốc độ của lời nói không phải là cách nói duy nhất có thể phát hiện ra anh ta đang nói dối . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tông giọng của 1 người có thể giúp bạn nhận ra lời nói dối đến 95%. Như vậy, chồng của bạn rất có thể đang nói dối bạn nếu tông giọng anh ấy cao hơn 1 cách bất bình thường.
2. Sơ xuất trong lời nói
Ghi nhớ sự thật về những gì đã xảy ra hôm thứ Bảy và câu chuyện tưởng tượng mà anh ta muốn bạn tin không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người nói dối sẽ bị sự căng thẳng chi phối và gây ra sơ xuất trong lời nói của họ. Một số ví dụ đế nhận biết như những câu nói dạng “start-stop” ("Có rất nhiều thứ mà anh đã không…uhmm… anh hầu như không có bất kỳ liên hệ với cô ấy.") hoặc lặp đi lặp lại câu hỏi của bạn thay vì trả lời nó .
Ngay cả khi không vấp trong lời nói, câu nói của anh ta cũng có thể báo hiệu sự lừa dối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người nói dối có xu hướng ít dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện của họ như là một cách để tách biệt bản thân họ với sự dối trá. "Anh thức dậy sáng nay, anh gọi cho mẹ, đi làm, làm 1 cốc cafe với Jim." Anh ta sử dụng hai đại từ ngay đầu câu và sau đó lại bỏ chúng, tại sao? Có vẻ như câu chuyện của anh ta không chỉ đơn thuần như lời anh ta kể.
3. Nét mặt anh ấy có biểu hiện một chút khinh thường
Gần 50 năm trước, một nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con người thường có 7 nét biểu hiện cảm xúc nhỏ rất phổ biến trên khuôn mặt. Cho dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ, hoặc thuộc bất kì chủng tộc nào, nếu bạn ngạc nhiên, bạn đều có chung một biểu hiện thoáng qua giống nhau. Các biểu hiện cảm xúc rất nhỏ này được cho là không thể làm giả được và nó là những dấu hiệu rõ ràng nhất có thể giúp bạn “đọc được suy nghĩ” của anh ấy.
Khinh- một cảm xúc thuộc về đạo đức thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người khác - là một trong những nét biểu hiện cảm xúc nguy hiểm nhất cho một mối quan hệ: Khinh thường được thể hiện bằng một nụ cười nửa miệng. Nó báo hiệu "Tôi đã thuyết phục được bạn bằng lời nói dối của tôi . Bạn không thế nhận ra được điều ấy đâu. Bạn là một kẻ ngốc. " Các nhà nghiên cứu có thể nhận thấy khinh trên những biểu hiện của những người nói dối nhiều. Họ thường nghĩ rằng họ quá thông minh để có thể bị phát hiện ra rằng họ đang nói dối.
4. Cơ thể anh ấy có thiến hướng chạy và ẩn đi chỗ khác
Con người thường hướng vùng trung tâm cơ thể vào sự vật họ quan tâm. Nếu ban đầu anh ta bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn với cơ thểtrực tiếp hướng thẳng đối diện vào bạn , và bây giờ anh ta lại xoay về phía cửa thì chứng tỏ là anh ta đang muốn chấm dứt cuộc trò chuyện với bạn. Đây có thể là một biểu hiện rõ ràng cho sự không trung thực.
Khi người nói dối là phải đối mặt với những câu hỏi anh ta không muốn trả lời, anh ta thường vô tình tìm cách che mắt, miệng hoặc toàn bộ khuôn mặt bằng bàn tay, cánh tay hoặc một cặp kính mát như là một nỗ lực trong tiềm thức để thoát khỏi tình huống đó. Anh ấy có thể bắt đầu nheo mắt, như thể cố gắng để ngăn chặn người khác khỏi nhìn thấy sự thật. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng những biểu hiện này chỉ mang tính tương đối và không nên quá lạm dụng nó.
5. Anh ấy khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng
Những kẻ nói dối “chuyên nghiệp” thường có khả năng bóp méo sự thật và làm cho chúng ta cảm thấy như sàn nhà bên dưới chúng ta như đang chuyển động, rằng một điều gì đó không đúng đang xảy ra, nhưng ta không thể nào phát hiện được. Anh ấy có thể trình bày thông tin sai lệch một cách rất tự tin và thuyết phục khiến bạn bắt đầu đặt ra nghi vấn về trí nhớ của chính bạn. Hiện tượng này được gọi là "gaslighting" (tạm dich: châm lửa đèn khí). Có một số ví dụ thường được thể hiện qua những câu nói như: "Anh chưa bao giờ nói như vậy- đừng dựng chuyện lên nữa”, “ Tại sao em luôn buộc tội anh với những điều tồi tệ như vậy ? " và “Em làm sao vậy? Em thật là hoang tưởng. " Nếu bạn đến được cuối của một cuộc trò chuyện và bỗng tự hỏi, " Đợi đã, chuyện gì vừa xảy ra vậy?" – Hãy nhớ rằng nếu bạn là một người đáng tin cậy thì chính bạn là một máy đo tuyệt vời để đánh giá sự không trung thực của anh ấy. Hãy tin tưởng và cho phép bản thân đặt nghi vấn và điều tra thêm về những nghi ngờ của bạn.