Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý thuộc phạm trù rối loạn cảm xúc. Người bệnh “vui buồn thất thường”, có lúc vui quá tột độ hoặc có lúc buồn quá mức. Từ Britney Spears, nữ diễn viên Catherine Zeta-Jones đến cựu thành viên nhóm Atomic Kitten, Kerry Katona, đều phải vào viện để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực. Đây là một bệnh lý nội sinh và ngày càng gây ảnh hưởng đến đời sống của con người trong thời hiện đại.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (gọi tắt là rối loạn cảm xúc) là một bệnh lý thuộc phạm trù rối loạn cảm xúc. Người bệnh “vui buồn thất thường”, có lúc vui quá tột độ (gọi là hưng cảm) hoặc có lúc buồn quá mức (gọi là trầm cảm). Thường “Hưng cảm” xuất hiện nhiều ở đàn ông , còn “Trầm cảm” xuất hiện nhiều ở phụ nữ. 2 luồng cảm xúc này xen lẫn nhau, thường xuyên xảy ra và tần xuất lặp lại nhiều lần.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là chứng bệnh tâm lí xếp thứ hai trong danh sách các bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất thế giới. Thậm chí, căn bệnh này hiện đang đe dọa cuộc sống của 6% dân số các nước châu Âu và châu Mỹ!
Có thể gọi Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là “bệnh tâm thần” được không?
Có thể nói nôm na: Thần kinh là phần cứng. Tâm thần là hoạt động phần mềm. Bệnh gì liên quan đến tim thì gọi là bệnh tim. Thì những bệnh liên quan đến bộ não thì gọi là bệnh tâm thần. Bệnh điên hay tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần nhưng chỉ chiếm 0.5% dân số trong khi bệnh rối loạn cảm xúc đã chiếm hơn 6% dân số. Chỉ là Việt Nam khi nghĩ đến “bệnh tâm thần” thì đánh đồng là “bệnh điên”, nên suy nghĩ hơi sai lệch.
Trước đây bệnh này chỉ xuất hiện ở người già trên 50 tuổi do não bị lão hoá nhưng trong xã hội hiện đại như hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hoá và tuổi teen là độ tuổi phát bệnh rối loạn cảm xúc cao nhất - chiếm tới 40,5% tổng số ca mắc chứng bệnh này.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
- Nguyên nhân Nội sinh: trong người đã có mầm bệnh
- Nguyên nhân Tâm lý: stress trong thời gian dài do áp lực quá lớn trong quá trình học tập, làm việc; những biến cố lớn trong đời sống chưa giải quyết được, lạm dụng chất cồn, chất gây nghiện; do tiền sử bệnh tâm thần của gia đình...
DẤU HIỆU CỦA BỆNH RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
Cảm xúc ức chế (trầm cảm):
- Trạng thái đầu tiên của bệnh là cảm giác buồn bã; thấy cô đơn dù đang ở giữa rất nhiều người.
- Dễ xúc động, hay âu lo
- Đánh mất ý chí, nghị lực; thờ ơ với cuộc sống cũng như mất đi những thú vui hằng ngày. Xuất hiện những ý nghĩ bi quan, đau khổ, bế tắc về cuộc sống và thế giới xung quanh.
- Dằn vặt bản thân vì lỗi lầm trong quá khứ; tự cho mình là vô dụng dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát. Các triệu chứng này thường gia tăng vào buổi sáng và giảm nhẹ vào buổi chiều!
- Cùng với sự tác động từ cảm xúc, cơ thể cũng phát ra những dấu hiệu như: Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi không muốn ra khỏi giường, gầy sút. Hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên. Không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi hơn so với thói quen hằng ngày.
Cảm xúc hưng phấn (vui vẻ tột độ):
- Mới đầu bạn sẽ ngủ ít dần đi, thậm chí là cảm thấy không cần phải ngủ cũng được.
- Biểu hiện cảm xúc quá mức, thích gây chú ý
- Khí sắc hưng phấn đột ngột như bị kích thích, vô cùng khoan khoái, học tập với khối lượng lớn bất thường mà không biết mệt mỏi. Đầu óc luôn tràn ngập những dự án và kế hoạch mới.
- Tính tình hào phóng, ăn tiêu hoang phí, mua sắm điên cuồng mà không cần biết hậu quả.
- Nói nhiều hơn bình thường, câu văn trở nên khác lạ, cường điệu hóa và phô trương hơn. Đôi khi các ấy có thể nói năng rất lộn xộn, có thói quen viết lung tung, không có nội dung rõ ràng.
- Luôn cho mình tài giỏi
- Khi bệnh tiến triển nặng, các ấy sẽ có những biểu hiện kích động như la hét, giận dữ vô cớ, đánh người, xuất hiện triệu chứng ảo giác và hoang tưởng nữa cơ.
LỜI KHUYÊN TỪ DR PEPPER (TRÊN GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC) ĐỂ NGỪA BỆNH RỐI LOẠN CẢM XÚC ?
- Học cách cân bằng, không để stress quá nhiều chuyển bạn sang trầm cảm. Xử lý các ức chế của bạn mỗi ngày, không "ôm rác" vào và đón nhận mọi sự cố trong cuộc đời mình một cách nhẹ nhàng nhất.
- Sống thật với cảm xúc của mình (không cần che giấu, sống ảo). Khi có sự cố phải đối đầu với nó và tìm cách giải quyết “lỗ hút năng lượng của mình” từ gốc rễ của vấn đề. Tuyệt đối không “quăng cơ” cảm xúc của mình hay khoả lấp vấn đề của mình bằng những thú vui tạm thời. Cũng giống như đừng dùng kéo cắt tỉa các lá vàng và cành sâu ở trên, bắt sâu trên ngọn cây mà phải xử lý từ gốc. Nếu bạn đang cô đơn, hãy tìm cách xử lý vấn đề ấy. Hãy tìm đến sự trợ giúp, chia sẻ của người trong gia đình, bạn bè tin cậy.
- Trang bị cho mình kiến thức để biết khi mình bệnh tâm lý. Khi bạn thấy mình bắt đầu rơi vào căng thẳng mất kiểm soát hay có triệu chứng của mất ngủ, của hoang mang, của âu lo… hãy tự hỏi mình:
Điều gì đang làm cho mình bế tắc?
Điều gì đang làm mình buồn thế này?
Điều gì mình đang không giải quyết được?
Mình cần thay đổi điều gì để có kết quả khác? Giải pháp nào?
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chăm chỉ tập thể dục để não đủ oxy.
- Nếu bệnh tiến triển nặng bạn cần đến Chuyên gia Tâm lý và bác sỹ để được trị liệu.
MỜI BẠN NGHE BÀI CHIA SẺ CỦA DR PEPPER: bấm nghe
(Tiến sĩ Tâm lý Triệu liệu Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình)
Chủ đề: Rối loạn Cảm xúc Lưỡng cực:https://www.youtube.com/watch?v=G7jKyYOq5Ts