BÍ QUYẾT TỰ TIN THUYẾT TRÌNH TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

Dù với căn phòng vài người hay hội trường tới vài trăm người, bạn vẫn cần tự tin. Vậy, bạn cần làm gì để chiến thắng nỗi sợ hãi đó.


 

Trong thuyết trình, mở bài thành công có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa. Sau đây là 5 DIỆU KẾ GIÚP BẠN MỞ ĐẦU MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH ẤN TƯỢNG
 
1. Những câu hỏi bất ngờ: Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. 


2. Mở màn bằng một câu chuyện hay một tình huống hài hước
 
3. Những con số thống kê: Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể. Ví dụ khi thuyết trình về địa lý dân số Việt Nam, hãy mở đầu bằng những con số biết nói như: Việt Nam đã chạm mốc 90 triệu người ra sao? Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 10 năm qua là bao nhiêu?
 
4. Chiếm lấy trái tim người nghe: Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt. Nhưng hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật.

5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp: Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. 
 
Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
 
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình. 
 
Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình của mình. Dù với căn phòng vài người hay hội trường tới vài trăm người, bạn vẫn cần tự tin. Vậy, bạn cần làm gì để chiến thắng nỗi sợ hãi đó. Câu trả lời chỉ gồm hai chữ đó là: LUYỆN TẬP.
8 BÍ KÍP GIÚP BẠN VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI KHI NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
  1. Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và tập trung vào những điểm này thôi.
  2. Luyện tập trước gương
  3. Tập hít thở sâu trước khi nói. Khi mới bắt đầu, hãy nói một cách chậm rãi và giữ giọng đừng lớn quá, từ từ rồi hãy tăng âm lượng.
  4. Uống nhiều nước sẽ giúp giữ bình tĩnh tốt hơn. Trước khi phát biểu nhớ nhấp vài ngụm nước lọc để cổ họng không bị khô gây ra giọng rè.
  5. Mỉm cười khi bắt đầu. Nụ cười sẽ là sức mạnh giúp bạn tự tin hơn.
  6. Hãy xem khán giả như là bạn bè của bạn. 
  7. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc trong khi nói. Nếu muốn giảm căng thẳng, hãy thật sự chú tâm vào người nghe. Hãy tập trung vào những người đang lắng nghe bài phát biểu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn dời sự chú ý của mình khỏi những suy nghĩ nội tâm
  8. Tập nói lớn để chắc chắn rằng người ở cách xa bạn nhất cũng nghe được bạn nói.
Giá trị của lời nói được so sánh với kim cương. Hãy khiến mình trở nên thật giàu có với những lời nói truyền cảm xúc đến bất kỳ người nào bạn gặp. Tìm hiểu về khoá học NGHỆ THUẬT NÓI TỪ TRÁI TIM (bấm xem chi tiết)
 
Đánh giá Nghệ thuật quyến rũ 9/10 dựa trên 216 đánh giá.